Bất chấp thời gian trì hoãn tận 1 năm và hàng loạt thách thức do đại dịch Covid-19, Thế vận hội Tokyo 2020 vẫn diễn ra trong những điều kiện nghiêm ngặt và kết thúc thành công, để lại nhiều dấu ấn tuyệt đẹp – không chỉ là những màn thi đấu xuất sắc, mà còn là những khoảnh khắc đầy cảm xúc mang đậm tinh thần thể thao. Trước khi chuẩn bị đón chờ những đấu trường mới khác, mời bạn cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật tại Olympic Tokyo dưới đây. Cùng bongdasao điểm qua nhé!

Lễ rước đuốc – Sự kiện nổi bật tại Olympic Tokyo
Ánh sáng từ vạc lửa bừng lên ở lễ rước đuốc là một phần không thể thiếu tạo nên biểu tượng thiêng liêng cho mọi kỳ Thế vận hội, và mùa tổ chức tại Tokyo cũng không ngoại lệ.
Sự kiện này đã diễn ra khắp 47 tỉnh thành của Nhật trong 121 ngày với sự tham gia của 10.500 người cầm đuốc, sau đó dừng lại ở sân vận động chính diễn ra đại hội.

Các môn thể thao mới ra mắt Thế vận hội
Một sự kiện nổi bật tại Olympic được nhiều người chú ý là việc ra mắt các bộ môn thể thao mới gồm bóng rổ 3×3 và đua xe đạp tự do BMX. Ngoài ra nước chủ nhà Nhật Bản còn đăng cai riêng 4 môn bổ sung là karate, trượt ván, leo núi thể thao và lướt sóng.
Sự bình đẳng và cân bằng
Thế vận hội tại Tokyo vừa qua ghi nhận sự cân bằng giới tính nhất từ trước tới nay. Trong số 11000 gương mặt tham dự Olympic 2020, có tới gần 49% vận động viên là phụ nữ – tỷ lệ cao kỷ lục trong lịch sử. Bên cạnh đó, môn đua cano nước rút dành cho nữ cũng được thêm vào danh sách môn thi đấu Olympic lần đầu tiên trong suốt 85 năm.
Sức khỏe tinh thần của các vận động viên được coi trọng
Mùa thi đấu năm nay đã xảy ra một sự kiện nghiêm trọng khiến ban tổ chức cũng như khán giả và truyền thông phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về việc chăm lo sức khỏe tinh thần cho các vận động viên, bởi chúng cũng là yếu tố quan trọng không kém gì thể chất và kỹ năng để giúp họ chinh chiến thuận lợi tại các đấu trường thể thao.
Cụ thể, siêu sao thể dục nghệ thuật Mỹ Simone Biles đã có màn phạm lỗi sốc trên sàn thi đấu cá nhân ngay những ngày đầu tiên của Thế vận hội, mà về sau được xác định là do áp lực và trạng thái tinh thần xuống dốc đã ảnh hưởng tới kết quả trình diễn. Ngay sau đó cô đã tuyên bố rời khỏi 3 trong số 4 trận chung kết bộ môn vì lý do y tế tương tự. Quyết định này dù gây xôn xao nhưng được thông cảm và ủng hộ rộng rãi bởi tập thể các vận động viên và người hâm mộ Olympic.
Tuy nhiên vào những ngày cuối cùng tại thế vận hội, Simone Biles tiếp tục khiến mọi người phải nể phục vì lòng dũng cảm và tinh thần vượt lên chính mình. Cô đã trở lại thi đấu trong trận chung kết xà thăng bằng nữ và giành HCĐ – huy chương Olympic thứ 7 trong sự nghiệp. Mặc dù đây không phải là thành tích cao nhất của Simone Biles tại Thế vận hội, nhưng kết quả này lại gây xúc động và có ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều đối với cô.

Elaine Thompson Herah làm nên lịch sử mới tại Tokyo 2020
Trước mùa Thế vận hội 2020, chưa có một nữ tuyển thủ điền kinh nào bảo vệ thành công danh hiệu vô địch tại nội dung chạy cự ly 100m. Tuy nhiên năm nay Elaine Thompson Herah (Jamaica) đã phá vỡ “lời nguyền” này khi giành được HCV trong hai kỳ Olympic liên tiếp (Rio 2016 và Tokyo 2020). Thành tích được ghi nhận ở nội dung 100m với thời gian 10,61s, đồng phá vỡ kỷ lục Olympic cũ thiết lập từ năm 1988 của VĐV Florence Girffith Joyner (Mỹ).
Sự kiện lịch sử này tiếp tục được cô lặp lại ngay trong những ngày thi đấu sau. Ở nội dung chạy 200m, Herah một lần nữa đoạt HCV ở thời gian 21,53s – thành tích chỉ kém kỷ lục thế giới của huyền thoại Girffith Joyner
XEM THÊM: Top các nước có thành tích cao nhất tại olympic 2020
Với việc duy trì danh hiệu vô địch chạy cự li 100m và 200m, Thompson Herah chính là nữ tuyển thủ đầu tiên củng cố vị được thế thống trị tại các kỳ Olympic liên tiếp.

Mutaz Barshim và Gianmarco Tamberi cùng chia sẻ HCV chiến thắng
Lần cuối cùng Olympic ghi nhận sự kiện cùng chia HCV ở 1 nội dung cho hai vận động viên là tận 113 năm trước. Khoảnh khắc đẹp mang đậm tinh thần thể thao này đã tái diễn ở Tokyo 2020 trong trận chung kết nhảy cao, khi hai tuyển thủ Mutaz Barshim (Qatar) và Gianmarco Tamberi (Ý) cùng đạt thành tích cao nhất (2,37m). Cả hai đã từ chối thực hiện thêm cú nhảy phụ để xác định người chiến thắng cuối cùng, thay vào đó, họ cùng nhau chia sẻ HCV và cùng đứng trên bục vinh quang.

Emma McKeon lập kỷ lục số huy chương bơi lội tại Thế vận hội
Tại Tokyo 2020, kình ngư nước Úc Emma McKeon đã đạt kỷ lục là nữ VĐV giành được nhiều huy chương bơi lội nhất Olympic với số lượng 7. Đồng thời cô cũng trở thành người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử Thế vận hội đạt đến con số đáng nể này. Kỷ lục đầu tiên được ghi nhận trước đó bởi Mariya Gorokhovskaya của Liên Xô cũ với cùng số lượng 7 huy chương (bộ môn thể dục nghệ thuật) thiết lập từ năm 1952.
Thành tích này không chỉ củng cố vị thế nữ VĐV thành công nhất nước Úc của McKeon, mà còn đưa cô trở thành người phụ nữ duy nhất đứng trong bộ tứ kình ngư đạt 7 huy chương Olympic trở lên, bao gồm Michael Phelps, Mark Spitz và Matt Biondi.

Allyson Felix lập kỷ lục số huy chương điền kinh tại Thế vận hội
Tokyo vừa qua đã ghi nhận hàng loạt khoảnh khắc và sự kiện nổi bật tại Olympic, trong đó bao gồm cả lần đăng quang danh hiệu vô địch 4x400m tiếp sức của Allyson Felix – với tư cách là tuyển thủ điền kinh nhận nhiều huy chương nhất (11) trong lịch sử tham gia Thế vận hội của Mỹ kể từ năm 1896.
Trước đó, lần giành huy chương đầu tiên của Felix là từ 17 năm trước khi cô mới chỉ 18 tuổi.

Kết luận
Mặc dù Thế vận hội năm nay phải tổ chức trong những điều kiện hết sức khó khăn và không có khán giả cổ vũ, nhưng ngọn đuốc rực cháy ở Tokyo cùng những những sự kiện nổi bật tại Olympic đã thể hiện rõ sự kiên cường và tinh thần đối mặt với nghịch cảnh của nước chủ nhà, ban tổ chức và đoàn thể thao các quốc gia; góp phần giúp mùa thi đấu năm nay thành công tốt đẹp hệt như phương châm “Faster, Higher, Stronger – Together.” Truy cập vao 188bet tham gia cá cược thể thao tốt nhất hiện nay.