Việc chi cả trăm triệu euro chỉ để mua một cầu thủ đã không còn là điều “xưa nay hiếm”. Chỉ trong vài năm, tình trạng phá giá đã thổi phồng thị trường chuyển nhượng và gây ra nhiều vấn đề cũng như tác động lớn tới các CLB. Hệ quả tiêu cực đã manh nha xuất hiện ngay từ trước khi đại dịch covid tấn công thế giới và đánh đòn mạnh vào nền kinh tế. Cùng bongdasao theo dõi ngay nhất.
Thị trường chuyển nhượng phá giá trong vòng một thập kỷ
Hiện tại, đã có tới 6 cầu thủ có mức giá thị trường chạm ngưỡng trên 100 triệu euro là Neymar, Kylian Mbappe, Philippe Coutinho, João Félix, Antoine Griezmann và Jack Grealish. Ngoài ra số cầu thủ được trả giá trên 60 triệu euro cũng không hề ít.
Ở cấp độ 5 giải đấu vô địch quốc gia lớn tại châu Âu, các khoản đầu tư vào việc bồi thường và chuyển nhượng đã tăng từ 1,5 tỷ euro năm 2010 lên mức kỷ lục mới là 6,6 tỷ euro năm 2019 (+340%).
Sự bội chi ngân sách và tình trạng phá giá thị trường chuyển nhượng đang diễn ra mạnh mẽ, khiến các CLB bị đẩy tới giới hạn khả năng tài chính của họ. Riêng các CLB ở giải Ngoại hạng Anh chịu lỗ ròng ở mức 6,5 tỷ euro, trong đó mức thâm hụt kỷ lục thuộc về Manchester City (1,1 tỷ euro).
Việc chuyển nhượng cầu thủ ngày càng mang tính đầu cơ và không đồng đều. Các đội bóng tầm trung thì “không có cửa” chạm tới những cầu thủ đẳng cấp nhất, trong khi nhiều đội bóng lớn thì đưa lợi nhuận thu được từ thị trường chuyển nhượng vào đầu tư cho mô hình tài chính riêng.
Ảnh hưởng từ phá giá thị trường chuyển nhượng tới các CLB
Việc chuyển nhượng cầu thủ với mức giá quá đắt sẽ là một nguyên nhân dẫn tới nguy cơ làm giảm đi sự độc lập, ổn định trong công tác quản lý và khả năng cạnh tranh của các CLB.
Sai lầm trong quản lý của các đội bóng lớn
Không chỉ các CLB tầm trung chịu ảnh hưởng, mà nhiều CLB lớn cũng chịu tác động từ việc tăng giá cầu thủ và gặp nhiều sai lầm trong quản lý.
Sự ra đi của Messi khỏi Barcelona vừa qua chính là hệ quả từ vụ chuyển nhượng Neymar. Sợ hãi khi mất đi cầu thủ được cho là sẽ kế nhiệm Messi, Barca đã tiêu xài hoang phí một cách thiếu hiệu quả và thiếu nhất quán, dẫn đến khoản nợ 1,3 tỷ euro như hiện tại, và cuối cùng họ cũng không thể giữ chân El Pulga của mình.
Juventus cũng là một minh chứng điển hình khác. Việc ký hợp đồng với Ronaldo vào năm 2018 xem như một yếu tố quan trọng cuối cùng để đảm bảo cho ngôi vô địch Champions League. Điều này dẫn đến việc Juve bổ nhiệm Andrea Pirlo chưa có kinh nghiệm làm HLV, khiến người đang dẫn dắt đội bóng bấy giờ là Max Allegri trở thành “nạn nhân” và phải ra đi.
Thành tích của Juventus tưởng chừng sẽ sáng sủa hơn nhưng thực tế lại tụt dốc khi họ rớt hạng tại Serie A và bị loại từ vòng 1/16 Champions League. Sau một loạt sai lầm liên tiếp mà Juventus va vào, họ lại phải để Max Allegri quay về để giải quyết mớ bòng bong, xây dựng lại đội hình và giảm nợ cho CLB.
Cầu thủ khó tìm “đầu ra”
Trong trường hợp hết hạn hợp đồng, phí chuyển nhượng và tiền lương cao ngất trời của những gương mặt cao cấp lại khiến “đầu ra” của họ bị thu hẹp phạm vi. Các CLB chủ quản thường chỉ muốn bán lại cầu thủ với mức giá cao hơn số tiền họ từng bỏ ra để chiêu mộ tài năng, đồng thời cũng có rất ít CLB khác đủ tiềm lực ngân sách để chi trả, nhất là trong thời buổi nhiều đội bóng lớn cũng đang gặp khó khăn về tài chính.
Messi muốn ở lại Barcelona nhưng không thể mà phải chuyển tới PSG và bị cắt giảm lương. Harry Kane muốn gia nhập Manchester City nhưng bị Tottenham giữ chân. Ronaldo chuyển từ Juventus sang Manchester United với mức giá rẻ hơn trước. Gianluigi Donnarumma muốn chuyển đến Juventus hoặc ở lại Milan, nhưng cuối cùng anh lại về PSG như một phương án dự phòng với mức lương tương đối thấp hơn so với những gì Milan đề nghị.
XEM THÊM: Top cầu thủ đắt nhất thị trường chuyển nhượng Serie A 21-22
Ngoài nguyên nhân là khả năng tài chính đang eo hẹp và phải thắt chặt chi tiêu, có lẽ một số CLB đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc phá giá thị trường chuyển nhượng. “Sức mạnh của cầu thủ” là một yếu tố được đánh giá quá cao. Chính vì vậy, thay vì bị ám ảnh bởi việc chiêu mộ bằng được một cầu thủ đẳng cấp, họ đã chuyển sang những lựa chọn thay thế khác hoặc sử dụng chính những gương mặt hiện tại trong đội bóng với chi phí rẻ hơn.
Hợp đồng ngắn hạn trở nên phổ biến
Nhiều CLB nhỏ, nhất là những CLB ở những giải đấu hạng dưới tất nhiên là thiếu khả năng thanh khoản để mua cầu thủ dài hạn bởi mức giá sàn thị trường đã tăng vọt, đồng thời tài chính cũng đang lung lay vì tác động của đại dịch. Nhiều cầu thủ đã được đề nghị các điều khoản hợp đồng với thời hạn ngắn hơn.
Như đã đề cập ở phần trên, rõ ràng là có một rào cản giữa những gì bên bán nghĩ và những gì bên mua sẵn sàng trả. Bên bán đang cố chấp với mức giá cũ của cầu thủ mà họ từng chi, tuy nhiên thị trường hiện tại đã thay đổi do ảnh hưởng của covid-19, điều này khiến nhiều giao dịch chuyển nhượng không thể đàm phán thành công. Nhiều đội bóng ở giải hạng Nhất và hạng Hai giải quyết vấn đề này bằng các hợp đồng ngắn hạn, bởi họ không đủ khả năng để cam kết một bản hợp đồng trong thời gian dài. Đây chính là một sự đánh đổi mà họ phải chấp nhận nếu muốn tìm kiếm những tài năng mới.
Xu hướng thị trường chuyển nhượng 2021: Chi tiêu giảm
Tổng chi tiêu tại 5 giải đấu lớn của châu Âu đang có xu hướng giảm. Đơn cử như Premier League, mặc dù giải đấu này tiêu tốn gấp 10 lần so với các đấu trường khác, đã có 9 trong số 12 thương vụ đắt nhất trong năm 2021 xảy ra dưới thềm giải vô địch Anh, tuy nhiên chi phí cho thị trường chuyển nhượng của họ đã giảm 9% từ 1,55 tỷ euro xuống còn 1,35 tỷ.
Tại Serie A, tổng chi tiêu cũng giảm đáng kể (40% so với năm ngoái, 50% so với năm 2019). La Liga cũng ghi nhận thực tế tương tự với mức chi dưới 300 triệu, giảm 5 lần so với năm 2019.
Rõ ràng là hiện tượng phá giá thị trường chuyển nhượng đang có dấu hiệu suy thoái, nhưng nó thể hiện ra sao thì tùy vào từng CLB và tùy từng tình huống. Một ảnh hưởng rõ ràng nhất mà khán giả có thể thấy là nhiều cầu thủ ngôi sao đã không đạt được giá trị mua bán như trước.
Thực tế về xu hướng giảm giá của các cầu thủ đắt tiền (mặc dù một số CLB giàu mạnh có thể vung tiền để mua họ) và việc giảm chi tiêu ròng chứng tỏ là các CLB có thể đang dần nhận ra rằng, ngoài những cầu thủ hàng đầu thì những người còn lại không đáng để chi hơn 50 triệu euro, bởi những gương mặt hiện tại trong đội bóng cũng có thực lực và khả năng tương tự nhưng chi tiêu phải bỏ ra chỉ bằng một nửa.
Kết luận
Tình trạng phá giá thị trường chuyển nhượng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho các CLB, cả những đội tầm trung lẫn những đội bóng lớn. Việc đôn giá cầu thủ vẫn sẽ không dừng lại vào năm sau, nhưng có thể là các CLB đã rút ra được bài học kinh nghiệm để kiểm soát hiện tượng này. Đây là điều tất yếu họ cần thực hiện nếu muốn đội bóng phát triển bền vững và tránh khỏi những hệ quả tổn thất nghiêm trọng. Đăng ký 188bet tham gia cá cược La Liga các trận nổi bật nhất.