Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có

Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có

Rước đuốc là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại mọi kỳ Olympic.  Ngọn lửa được đưa từ Hy Lạp đến nước chủ nhà bởi một loạt vận động viên hoặc những nhân vật quyền lực của quốc gia đăng cai. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid, lễ rước đuốc tại Olympic Tokyo 2021 đã có những thay đổi chưa từng có. Những thay đổi ấy là gì, có gì đặc biệt trong màn rước đuốc? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây. Cùng nhà cái 188bet theo dõi nhé

Ý nghĩa của tục lệ rước đuốc mỗi mùa Olympic

Một trong những phần được khán giả ngóng trông nhiều nhất mỗi kỳ Thế vận hội lại không phải là một môn thể thao cụ thể mà là lễ khai mạc. Nếu đã từng theo dõi những buổi lễ khai mạc hoành tráng, ắt hẳn bạn đã ít nhất một lần ấn tượng về ngọn lửa Olympic. 

Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có
Đuốc là linh hồn của các kỳ Olympic

Ngọn lửa là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Thế vận hội Olympic. Đuốc lửa ấy tượng trưng cho ngọn lửa mà Prometheus đã đánh cắp từ thần Zeus của Hy Lạp. Nhiều người coi ngọn lửa Olympic là biểu tượng của sức sống và tinh thần thi đấu tại Thế vận hội Olympic. 

Người Hy Lạp là những người đầu tiên đặt ra quy luật giữ cho ngọn lửa luôn cháy trong suốt trò chơi. Đến Thế vận hội Mùa hè 1928 ở Amsterdam, ngọn lửa được xuất hiện chính thức với lễ rước đuốc có quy tắc khá giống ngày nay. 

Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có
Ngọn lửa Olympic với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc

Ngày nay, mỗi kỳ thế vận hội diễn ra, ngọn đuốc sẽ bắt đầu hành trình chạy tiếp sức tại Hy Lạp. Từ đất nước xinh đẹp ấy, đuốc mang ngọn lửa Olympic đi khắp thế giới. Cuộc chạy tiếp sức này kết thúc tại địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic năm đó. Ở đất nước chủ nhà, ngọn lửa được dùng để thắp sáng chiếc vạc trong lễ khai mạc.

Trong lễ rước đuốc, ngọn lửa Olympic thường được chính các vận động viên thay nhau chạy tiếp sức di chuyển. Tuy nhiên, theo thời gian, ngọn lửa Olympic cũng đã được vận chuyển theo một số cách thú vị khác. Năm 1948, ngọn lửa vượt qua eo biển Anh trên một chiếc thuyền. Năm 1952, người ta vận chuyển ngọn lửa bằng máy bay đến Helsinki, Phần Lan.

Có lẽ phương pháp rước đuốc thú vị nhất là vào năm 1976. Năm đó, ngọn lửa Olympic được chuyển thành tín hiệu vô tuyến. Ngọn lửa được gửi từ Athens qua vệ tinh đến Canada. Sau đó, người ta kích hoạt một chùm tia laze để thắp sáng ngọn lửa.

XEM THÊM: Việt nam có 14 suất dự thế vận hội mùa hè Olympic Tokyo 2021

Những điểm đặc biệt tại lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2021

Olympic Tokyo 2021, ngày hội thể thao của toàn thế giới chịu nhiều ảnh hưởng từ sự bùng phát của đại dịch Covid 19. Do đó, không chỉ thời gian tổ chức bị lùi lại không đúng kế hoạch, ngay cả nghi thức rước đuốc cũng có những thay đổi chưa từng ghi nhận trước đó.

Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có
Lễ rước đuốc tại Olympic Tokyo 2021 được đơn giản hóa hơn rất nhiều

Những quy định khi rước đuốc tại Olympic Tokyo 2021

Ngày 25/3, lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2021 chính thức bắt đầu tại tỉnh Fukushima. Cầu thủ bóng đá Nhật Bản Azusa Iwashimizu vinh dự là người thắp sáng ngọn đuốc thần thánh, linh hồn của thế vận hội. Tuy nhiên, những người chứng kiến khoảnh khắc đáng nhớ này phải tuân thủ theo những quy tắc an toàn trong thời đại dịch. 

Cụ thể, sự kiện thắp sáng ngọn đuốc này không mở cửa cho người hâm mộ tham dự. Bên cạnh đó, hơn nghìn người tham gia cuộc chạy tiếp sức giữ lửa Olympic cần đeo khẩu trang, nộp hồ sơ sức khỏe trước khi đảm nhận nhiệm vụ quan trọng. Người hâm mộ được khuyên chỉ nên theo dõi những chặng rước đuốc gần nơi sinh sống, không vỗ tay hò hét và giữ khoảng cách an toàn. 

Những người truyền lửa đặc biệt 

Những người vinh dự được chạy chặng đường đầu tiên của lễ rước đuốc Olympic là các cầu thủ trong đội tuyển bóng đá từng giành chức quán quân World Cup. Sẽ có hơn 1000 người tiếp tục hành trình mang ngọn đuốc qua 859 thành phố cùng 47 tỉnh thành Nhật Bản. Ngọn lửa thiêng sau khi “chu du” khắp đất nước hoa anh đào sẽ được thắp lên tại Sân vận động Quốc gia ngày 23/07. Khai mạc cho cho một kỳ thế vận hội đáng nhớ.  

Lễ Rước Đuốc Tại Olympic Tokyo 2021: Thay Đổi Chưa Từng Có
Những thay đổi chưa từng có phù hợp với bối cảnh đại dịch

Hành trình truyền lửa của Olympic Tokyo 2021 ghi dấu ấn của nhiều nhân vật đặc biệt. Cụ Kane Tanaka, 118 tuổi, trước đó được ghi nhận sẽ tham gia rước đuốc khi ngọn lửa Olympic đi qua tỉnh Fukuoka. Nếu ngọn đuốc được tiếp lửa từ tay cụ, Kane Tanaka sẽ ghi danh trong sách kỷ lục Guinness khi là người lớn tuổi nhất trên thế giới tham gia rước đuốc tại một kỳ thế vận hội. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, cụ không thể tham dự hành trình này. Cụ Shigheco Kagawa, 109 tuổi, rước đuốc tại thành phố Nara là kỷ lục về số tuổi của người truyền lửa mà kỳ Thế vận hội 2021 ghi nhận tới thời điểm này. 

Nỗ lực đơn giản hóa Olympic Tokyo 2021

Đại dịch Covid 19 còn ảnh hưởng đến lộ trình của lễ rước đuốc tại Olympic Tokyo 2021. Một số địa phương tại Nhật Bản đã thông báo không tổ chức lễ rước đuốc vì dịch diễn biến còn phức tạp. Trong khi đó, Ủy ban tổ chức Tokyo 2021 cũng cho phép các địa phương linh hoạt đổi lộ trình mà không cần có thông báo trước. 

Ban tổ chức cũng khẳng định cho phép dừng ngay hoạt động rước đuốc khi người hâm mộ không đảm bảo các quy tắc an toàn. Có thể thấy, chính phủ Nhật Bản đang quyết tâm tổ chức một kỳ Thế vận hội an toàn, đơn giản trong thời kỳ đại dịch. Việc đơn giản hóa Olympic Tokyo 2021 còn nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính sau một thời gian dài ảm đạm.

Những thay đổi chưa từng có trong lễ rước đuốc tại Olympic Tokyo 2021 phù hợp với tình hình hiện tại. Và dẫu có trải qua qua bao đổi thay khác thường, người yêu thể thao toàn thế giới vẫn ngóng trông về Tokyo ngày 23/07. Ngóng trông ngọn lửa của các vị thần được thắp lên, làm bừng sáng một năm tối tăm, ảm đạm. Truy cập ngày 188bet dang nhap và tham gia cá cược Euro 2021 với tỷ lệ cược tốt nhất hiện nay.